Viên nén mùn cưa - tìm buyer và cơ hội như thế nào?
by Đoàn Uyên Thảo | 19/05/2023 | Lượt xem: 3618
Gần đây rất nhiều bạn quan tâm tới xuất khẩu viên nén mùn cưa nên mình viết 1 bài tương đối chi tiết cho anh em tham khảo
Theo thống kê ITC viên nén thuộc dòng gỗ năng lượng xuất khẩu chiếm 43.3% tỉ trọng hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu.
Những thị trường chính của VN xuất khẩu viên nén mùn cưa vẫn là Nhật, Hàn
I/ Viên nén mùn cưa là gì?
Viên nén mùn cưa là sản phẩm được sản xuất từ mùn cưa thông qua quá trình nén ép và liên kết với nhau bằng chất kết dính. Viên nén mùn cưa được sử dụng để làm nhiên liệu đốt trong các lò hơi công nghiệp, lò đốt của các nhà máy sản xuất giấy và gỗ, hay để sử dụng trong các lò sưởi thân nhiệt. Ngoài ra, viên nén mùn cưa cũng có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc làm vật liệu xây dựng nhẹ.
Viên nén mùn cưa có độ ẩm thấp, độ tro thấp và nhiệt lượng phát ra cao, an toàn cho sức khỏe người sử dụng nên ngày càng được ưa chuộng trên những thị trường yêu cầu nhiệt độ cao.
Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước sản xuất viên nén mùn cừu hàng đầu thế giới và đã có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực này. Nhu cầu sử dụng viên nén mùn cừu ngày càng tăng trên toàn thế giới để sử dụng làm chất đốt trong các nhà máy nhiệt điện hoặc làm phân bón hữu cơ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các loại sản phẩm từ củi, than và viên nén mùn của Việt Nam đạt khoảng 75 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu viên nén mùn chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng trưởng tích cực.
Tuy nhiên, việc sản xuất viên nén mùn còn gặp phải một số thách thức như: giá thành nguyên liệu đầu vào cao, giá thành sản xuất chưa đồng bộ ở các khu vực khác nhau, công nghệ sản xuất chưa được nâng cao và cạnh tranh từ các đối thủ sản xuất khác trên thế giới.
II/ Vì sao nên sử dụng viên nén
1/ Nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường
Theo các chuyên gia nước ngoài thì các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn năng lượng không bền vững. Nói cách khác là chúng sẽ cạn kiệt trong tương lai.
Thay vào đó những nguồn năng lượng như gió, địa nhiệt, sóng, nước, nhiệt lượng từ các vật liệu sinh khối như rơm rạ, phế liệu gỗ… được coi là những nguồn năng lượng có thể tái tạo.
Các bạn có thể hình dung chu trình nguồn năng lượng sinh khối bằng hình minh họa phía trên.
Theo chu trình này thì việc kiểm soát trồng và khai thác gỗ sẽ giúp chu trình trên diễn ra bền vững.
2. Nguyên liệu để sản xuất khí gas
Bên cạnh đó, bằng công nghệ đốt cháy viên nén tạo khí sinh học (gasification process), việc đốt cháy viên nén sẽ không còn sinh ra khí CO2. Việc này góp phần làm giảm các vấn đề về môi trường
Tóm lại công nghệ đốt viên nén tại các nhà máy nhiệt điện có dùng viên nén sẽ là đốt cháy viên nén dưới dạng thiếu khí O2. Khi đó khí sinh ra không còn là CO2 mà là hỗ hợp khí CO và H2. Một mặt họ thu lấy khi CO và H2 phục vụ cho công nghiệp, một mặt tận dụng nhiệt lượng tỏa ra để đun nóng nồi hơi và làm quay tuabin máy phát điện.
Điều này được các nước phát triển như Châu âu, Hàn quốc, Nhật bản coi trọng và đưa ra các quyết định để khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng này.
3. Chính phủ một số nước có chính sách khuyến khích sử dụng viên nén mùn cưa
Cụ thể, các quốc gia này thay đổi chính sách trợ giá cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng viên nén mùn cưa để làm nguyên liệu thay cho than đá.
Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng viên nén mùn, kéo theo việc nở rộ các nhà máy sản xuất viên nén mùn cưa ở Việt Nam trong những năm về trước.
Tìm hiểu tới đây mình phát hiện ra một điều là một quyết định của chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một ngành nào đó.
Giả sử bằng cách nào đó, mình biết trước chính sách trợ giá điện như trên sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng viên nén. Là một nhà kinh doanh từ Nhật, mình sẽ qua Việt Nam tìm mua và ký độc quyền với một xưởng nào đó. Đợi khi quyết định thông qua, mình bắt đầu nhập ngay lập tức mặt hàng này về Nhật và cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Chém gió một xíu vậy thôi, quay lại chủ đề chính, mình sẽ chia sẻ tiếp các đặc điểm của ngành này sau đây.
III. Phân loại viên nén mùn cưa
1. Theo mục đích sử dụng:
Viên nén dùng trong công nghiệp: đây là loại viên nén dùng trong các nhà máy nhiệt điện. Viên nén sẽ được thay thế than để cung cấp nhiệt lượng cho lò hơi -> làm quay tuabin máy phát điện -> tạo ra điện.
Viên nén dùng cho dân dụng: đây là loại viên nén được sử dụng trong các hộ gia đình của Châu Âu vào mùa đông nhằm thay thế cho củi.
Viên nén dùng để lót chuồng gia súc: đây là loại viên nén dùng làm lót ổ cho gia súc vì khả năng hút ẩm tốt của viên nén.
2. Theo chất lượng:
Chất lượng viên nén được phân chia dựa vào chỉ số nhiệt lượng (Calorific), độ ẩm (Moisture), độ tro (Ash). Theo cách này viên nén được chia thành 3 loại. Tuy nhiên mỗi nước lại có sự khác biệt về cách chia 3 loại này.
Nhìn vào bảng tiêu chuẩn trên, ta thấy rằng nhiệt lượng yêu cầu thường tối thiểu là 3900 kcal/kg; độ ẩm
Ở đây độ tro được hiểu là phần chất thải không cháy được nữa sau khi đã đốt cháy hoàn toàn viên nén. Độ tro nhiều thì bạn phải tốn nhiều chi phí để xử lý chất thải này. Nên khách hàng rất quan tâm và kiểm tra nghiêm ngặt độ tro này.
Chính độ tro này sẽ xác định chất lượng viên nén của bạn thuộc loại nào, tương ứng sẽ có giá xuất khẩu là bao nhiêu. Độ tro càng thấp, viên nén của bạn càng chất lượng và bán càng được giá.
Ngoài ra, ta cũng thấy rằng độ tro theo tiêu chuẩn Hàn cao hơn so với tiêu của Nhật và Châu Âu, do đó chất lượng viên nén xuất đi Hàn sẽ thấp hơn xuất đi Nhật và Châu Âu. Cũng như vậy giá viên nén xuất đi Hàn sẽ thấp hơn giá viên nén xuất đi Nhật và Châu Âu.
3. Theo nguồn gốc gỗ:
Hiện nay, ở Việt Nam nguồn nguyên liệu để sản xuất viên nén thường từ các nguồn sau:
Mùn cưa, dăm bào từ các xưởng xẻ gỗ
Gỗ vụn từ các xưởng sản xuất đồ gỗ
Rác ván bóc
Gỗ tươi từ các khu rừng trồng như gỗ keo, cao su, thông…
Trong đó nếu lựa chọn nguyên liệu là mùn cưa, dăm bào hay gỗ vụn thì tiết kiệm được chi phí sấy nguyên liệu. Tuy nhiên những nguyên liệu này hay chứa nhiều tạp chất như đất, cát, keo dán gỗ. Việc này làm cho viên nén chứa nhiều tạp chất như lưu huỳnh, natri, nitrogen vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Nếu dùng gỗ tươi thì sẽ tốn chi phí sấy khô nguyên liệu trước khi ép viên. Vì gỗ tươi chứa nhiều nước, nên để đạt được yêu cầu độ ẩm dưới 10 thì nhất định phải sấy nguyên liệu. Ngoài ra vì gỗ tươi có chứa vỏ cây cũng góp phần làm tăng tạp chất dẫn đến làm tăng độ tro cho viên nén.
Trong các nguyên liệu mình liệt kê thì rác ván bóc được xem là nguồn nguyên liệu tốt nhất khi chứa độ ẩm thấp, lại được bóc hết vỏ cây và thường sạch hơn mùn cưa nên hạn chế được tạp chất. Điều này góp phần nâng cao chất lượng viên nén.