Chat hỗ trợ
Chat ngay

KẾ TOÁN, SỬA XE ĐẠP, PHỤ HỒ CÓ LÀM XUẤT KHẨU ĐƯỢC KHÔNG?

Chào cả nhà. 

Mình là Mr. Dan, admin group https://www.facebook.com/groups/congdongsalesxkvietnam, mình đã hoạt động gần 10 năm trong ngành xuất khẩu vừa trực tiếp xuất những sản phẩm: mây tre đan, gỗ dán, ván bóc, khăn tắm, balo túi xách, quế hồi, bàn chải,... hiện tại cũng có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều anh em xuất khẩu các ngành khác nhau. 


Trong thời gian qua, rất nhiều các câu hỏi dạng như: em làm kế toán, làm bđs, làm sửa xe, làm ngân hàng,.. muốn khởi nghiệp xuất khẩu . Dưới đây là ví dụ 1 số bạn hỏi mình trong hàng trăm người hỏi . 

Vì thế mình xin chia sẻ một con đường mà mọi người có thể theo đuổi làm sao cho phù hợp. 


1/ Đầu tiên mọi người cần hiểu khởi nghiệp xuất khảu là gì và các phương thức xuất khẩu hiện tại. 

a) Xuất khẩu là: bán hàng 

Đơn giản các bạn hiểu rằng xuất khẩu là việc chúng ta đưa sản phẩm là dịch vụ hoặc hàng hoá ra nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ khác. Vậy ở đây có nghĩa là chúng ta hiểu nôm na bán hàng ra nước ngoài thay vì ta bán ở trong nước. 

b) Vậy để làm xuất khẩu với những người mới cần những kiến thức và yếu tố nào 

Có 3 kiến thức cơ bản khi các bạn cần nắm để bắt đầu đi trên con đường xuất khẩu 

  1. - Kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu: đây là 1 loạt các nghiệp vụ như tính giá vốn ( liên quan tới chi ví giá vốn, thuế xuất khẩu, thuế VAT và cơ chế hoàn thuế làm sao để tính đúng giá- tránh việc tính quá thấp hoặc cao dẫn tới không bán được hàng hoặc bán hàng xong thì LỖ), các nghiệp vụ vận chuyển( trucking, OF, AF,..), nghiệp vụ về thanh toán ( nôm na là làm sao nhận được tiền an toàn, tránh mất hàng rồi không có tiền về) , nghiệp vụ bảo hiểm,... 
  2. - Sau khi có những kiến thức cơ bản bên trên thì việc tìm hiểu BÁN GÌ là vô cùng quan trọng khi chúng ta bị cuốn vào việc chọn sản phẩm để bắt đầu đi bán. Việt nam có đủ thứ bán như NÔNG SẢN( coffe, gạo, điều, quế hồi, cà rốt, ớt, tiêu, chuối, thanh long, sầu riêng,.... hàng nghìn sản phẩm) hay GỖ ( gỗ dán, ván bóc, gỗ ghép thanh, ....), SẢN PHẨM VỀ NĂNG LƯỢNG ( viên nén, than củi,..) MAY MẶC ( quần áo, balo,túi xách, khăn,...) MỸ NGHỆ, NỘI THẤT, KHOÁNG SẢN,.....  Mỗi sản phẩm sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng. VẬY BẠN SẼ CHỌN SẢN PHẨM GÌ ĐỂ XUẤT KHẨU? 
  3. - TÌM KHÁCH VÀ CHỐT KHÁCH. chính xác thì đây là câu chuyện khó nhất trong 3 yếu tố để khởi nghiệp xuất khẩu vì mọi thứ sẽ thành công cốc nên bạn không có KHÁCH HÀNG. 

Vậy các bạn sử lý các yếu tố trên như thế nào với một người chưa biết gì và muốn khởi nghiệp xuất khẩu, mình có thể chỉ ra một số phương án cho anh em có thể tham khảo và đi sao cho phù hợp với khả năng tài chính, năng lực của bản thân 

1. TUYỂN NHÂN VIÊN CỨNG VỀ LÀM CHO MÌNH:

Mình gặp rất nhiều ông chủ đang làm mảng A muốn nhảy sang XK nhưng họ không có thời gian để trau dồi kiến thức mà họ có TIỀN + HÀNG thì việc tuyển luôn 1 nhân sự CỨNG về để triển khai dự án cho mình là một phương án nhanh có những ưu - nhược điểm như sau: 

- Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, nếu bạn tìm được một nhân sự chất lượng. Họ có thể bán được hàng ngay và có doanh số về cho doanh nghiệp, ông chủ có thể học nghiệp vụ và kiến thức trực tiếp từ nhân sự để 

- Nhược điểm: Vì ông chủ không có kiến thức, dễ bị nhân sự qua mặt và nếu có khách thì chính nhân sự cứng có thể trở thành đối thủ trong tương lai. Cũng như độ hiểu quả cv thấp nếu ông chủ không biết nhìn người và đánh giá đúng năng lực của nhân viên. 

2. CỔ PHẦN. 

Có rất nhiều anh/ chị có sản phẩm và muốn xuất khẩu. Thay vì tự mày mò xuất khẩu rất lâu thì họ tìm những người có năng lực để cổ phần cùng nhau phát triển. Thực ra phương án này không khác tuyển nhân sự bên trên nhưng sẽ bền vững hơn vì TÂM THẾ của cổ đông rất khác nhân viên 

Ưu: triển khai nhanh, nếu thành công sẽ bền vững vì người hợp tác là cổ đông. 

Nhược:  Phải hi sinh lợi nhuận để san sẻ và thu hút người tài về làm cùng. 

3. ẨN MÌNH 

Phương án tiết kiệm chi phí và phù hợp nhất với những bạn có ít vốn và chưa có kinh nghiệm đó là các bạn có thể xin vào làm việc hoặc học việc tại những doanh nghiệp xuất khẩu để hiểu các quy trình và thao tác họ tìm khách, chốt khách. Sau đó 1-2 năm đủ nghiệp vụ các bạn có thể start up cho bản thân. Việc này giúp các bạn vừa có lương để sinh hoạt vừa học được kiến thức hoàn toàn miễn phí. 

Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, chủ động trong tương lai khi nghiệp vụ đã cứng cáp và tự đứng trên đôi chân của bản thân đi trên con đường start up xuất khẩu. 

Nhược điểm: tốn thời gian và đặc biệt khó phù hợp với những ai từ 30 tuổi vì các DN sẽ khó nhận học việc hoặc nhân viên chưa có kinh nghiệm ở độ tuổi này vào làm mà chủ yếu nếu chưa có kinh nghiệm các DN sẽ nhận các bạn mới tốt nghiệp dễ đào tạo hơn. 

4. HỌC VÀ TỰ TRIỂN KHAI. 

Với mục 1-2-3 thì các bạn có thể đi học và vừa làm công việc hiện tại vừa học và vừa thực hành xuất khẩu. Hiện tại, rất nhiều bạn ban ngày làm công việc đang có và tối học và ngồi tìm khách ( vì khách nước ngoài khác múi giờ việt nam khá nhiều) nên với ai có đủ quyết tâm thì việc này hoàn toàn khả thi. 

Việc học thì cũng vô cùng đơn giản:các bạn có thể học từ anh em đi trước, học trên internet kiến thức đã phổ cập còn ai cần những mentor hoặc thầy cô hệ thống lại kiến thức thì mình có thể giới thiệu một số bên như  dưới ( admin không hề PR mà đây là những nơi mình nghĩ phù hợp với các bạn) 

- Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu: các bạn có thể tham khảo Hà Lê, Masximex, Lê Ánh hay các khoá của các trường đại học ngoại thương. ( một khoá hiện tại tầm 3-4tr) 

- Tìm khách nước ngoài : các bạn có thể tham khảo kompas.com.vn khoá tổng hợp có phân tích chọn sản phẩm và tìm kiếm khách mình tổng hợp, ngoài ra ai học cứ ib mình tặng data mà sales. 

 

Trên đây là 4 phương án mình nghĩ là phù hợp với khả thi với những ai muốn khởi nghiệp xuất khẩu. 

Ngoài ra trên thị trường có 1 số bên cung cấp giải pháp bán data khách hàng nhưng nhiều bạn phản hồi rằng data khách không hiệu quả, email không trả lời, data ảo và chi phí rất cao. Các bạn cứ cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia hay chọn phương án triển khai phù hợp. 


TRƯỚC KHI THAM GIA MÌNH CŨNG CHIA SẺ MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU CHO CÁC BẠN SUY NGHẪM

      1. Làm xuất khẩu có giàu không?

Đảm bảo là có. Hiện tại kim ngạch XNK VN tầm 700 tỉ $ và tiếp tục tăng trưởng. Vì thế của VN rất khác và cơ hội các bạn đưa sản phẩm ra nước ngoài là rất nhiều rất nhiều, có rất nhiều DN mình biết họ có profit khá tốt mặc dù đi hàng không nhiều nhưng các bạn có thể thu nhập 9 con số là không hề khó.

2. Ngành này có khó không? 

Đây là một ngành khó vì đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ ngoại ngữ, kiến thức nghiệp vụ, tìm khách khó khăn, đàm phán đầy chông gai, ký được đơn thì làm sao giao hàng mà không bị lừa, rồi kiện cáo như thế nào? Một số case study mình chia sẻ như: 

- Có doanh nghiệp XK ván bóc tính toán không kỹ bị phạt thuế, nên xuất khẩu lỗ bị phạt 300 triệu 

- Có DN xuất khẩu thanh long đi USA mặc dù kiểm dịch, chiếu xạ rồi sang bên kia vẫn bị giòi và bị thiêu huỷ, mất trắng lô hàng 

- Có DN XK điều sang Châu phi , khách lừa lấy hàng xong không thanh toán. 

- Và hàng nghìn bạn start up cả năm không có khách, không có ký được đơn hàng và rời bỏ thị trường. 

....

À có câu hỏi anh em hay hỏi: không biết tiếng anh có làm được không? Mình khẳng định là CÓ nhé. 

Mình đâu biết tiếng hàn, nhật vẫn bán rất tốt. Học sinh mình không biết tiếng anh, tiếng trung vẫn XK đi Đài, đi Eu bình thường. 

AE hãy ứng dụng công nghệ vào CV sẽ rút ngắn rất nhiều khoảng cách. 

 

 

 

Mà hiện tại nhiều bạn gen x,y,z đã đưa Xuất khẩu lên tầm cao mới đó là làm B2C và rất phát triển. Sắp tới adminh sẽ có buổi chia sẻ về cái này cho anh em 

Tiêu Chí Xuất khẩu B2B Xuất khẩu B2C
Đối tượng mục tiêu Doanh nghiệp và tổ chức Người tiêu dùng
Quy mô giao dịch Lớn, thường là số lượng lớn hoặc hàng loạt Nhỏ đến trung bình, cá nhân hoặc gia đình
Quy trình quyết định Quyết định dựa trên các yếu tố chuyên nghiệp và kinh doanh Quyết định thường cá nhân, ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân và xu hướng thị trường
Thời gian giao dịch Thời gian giao dịch có thể kéo dài, do tính phức tạp của quyết định Thời gian giao dịch thường ngắn, phản ánh nhanh chóng của nhu cầu tiêu dùng
Quan hệ khách hàng Tập trung vào mối quan hệ dài hạn, thường có các hợp đồng dài hạn Tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ, có thể có mối quan hệ ngắn hạn hoặc dài hạn
Tính cạnh tranh Thường xuyên đối mặt với cạnh tranh cao và đòi hỏi sự chuyên sâu về thị trường Cạnh tranh có thể đa dạng, từ giá cả đến trải nghiệm người tiêu dùng
Chiến lược tiếp thị Tiếp thị tập trung vào quyết định mua lớn và tương tác chuyên nghiệp Tiếp thị thường chú trọng vào sự tương tác cá nhân và tạo ấn tượng người tiêu dùng
Tính quốc tế Có thể liên quan đến các thị trường quốc tế và yêu cầu nắm vững về quy định xuất khẩu Có thể liên quan đến thị trường quốc tế, nhưng thường linh hoạt hơn trong việc thích ứng với yêu cầu cụ thể của từng thị trường
Mục tiêu cận khách hàng Chú trọng vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp Tập trung vào tạo trải nghiệm tích cực và tương tác cá nhân với người tiêu dùng
Phương thức thanh toán Thường sử dụng các phương thức thanh toán phức tạp như hối đoái, hối phiếu và thương mại điện tử doanh nghiệp Phương thức thanh toán đa dạng, bao gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến như PayPal

Mình viết theo mạch suy nghĩ nên có thể nhiều chỗ rối rắm nhưng là suy nghĩ nhất thời anh em đọc mà không hiểu thì kệ anh em nhé. 

 

  1. #Xuất khẩu:

    • #Xuất khẩu hàng hóa
    • #Chính sách xuất khẩu
    • #Doanh nghiệp xuất khẩu
    • #Thị trường xuất khẩu
  2. #Nhập khẩu:

    • #Nhập khẩu hàng hóa
    • #Chính sách nhập khẩu
    • #Doanh nghiệp nhập khẩu
    • #Thị trường nhập khẩu
  3. #Thương mại quốc tế:

    • #Thương mại quốc tế
    • #Quy tắc xuất nhập khẩu
    • #Hiệp định thương mại tự do
    • #Hiệp định thương mại quốc tế
  4. #Logistics và Vận chuyển:

    • #Logistics xuất nhập khẩu
    • #Dịch vụ vận chuyển quốc tế
    • #Hải quan và logistics
    • #Vận tải biển
  5. #Hải quan:

    • #Thủ tục hải quan
    • #Hải quan và quy định
    • #Công ty môi giới hải quan
    • #Khai báo hải quan
  6. #Thị trường quốc tế:

    • #Nghiên cứu thị trường quốc tế
    • #Chiến lược tiếp thị quốc tế
    • #Phân tích thị trường quốc tế
  7. #Tài chính quốc tế:

    • #Giao dịch ngoại tệ
    • #Hối đoái quốc tế
    • #Thanh toán quốc tế
    • #Ngân hàng xuất nhập khẩu
  8. #Hiệp định Thương mại:

    • #Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
    • #Hiệp định thương mại đa phương
    • #Hiệp định thương mại khu vực
  9. #Chính sách Thương mại:

    • #Chính sách xuất khẩu quốc gia
    • #Chính sách nhập khẩu quốc gia
    • #Chính sách thương mại công bằng
    • #Thuế xuất khẩu và nhập khẩu
  10. #Công nghệ và Xuất nhập khẩu:

    • #Công nghệ trong xuất khẩu
    • #Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế
    • #Thương mại điện tử quốc tế
Bài viết cùng danh mục